CHEMICAL GUYS VIỆT NAM

ĐÁNH BÓNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT?

Admin Tuesday, 13 December, 2016
Đánh bóng là một nghệ thuật? Đúng hay sai? Người này bảo đúng, người khác lại nói sai. Nhưng riêng tôi, câu trả lời là đúng. Đánh bóng là một nghệ thuật đòi hỏi sự cần mẩn, tỉ mỉ và thật nhiều đam mê.

 

 

 

ĐÁNH BÓNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

Đánh bóng là một nghệ thuật? Đúng hay sai? Người này bảo đúng, người khác lại nói sai. Nhưng riêng tôi, câu trả lời là đúng.

Tại sao ư?

Đã bao giờ bạn quan sát một người mix nhạc chưa? Trước mặt họ là bảng điều khiển với rất nhiều thanh trượt, núm xoay và nút bấm. Họ thả mình theo âm nhạc, đẩy lên kéo xuống các thanh trượt để tạo nên sự hòa trộn âm thanh tuyệt vời. Mỗi người mix nhạc sẽ có một phong cách, một kiểu mix khác nhau nhưng có thể cuối cùng đều làm bạn thấy thích thú. Đó chính là điểm khác biệt khiến nghệ thuật hấp dẫn hơn các lĩnh vực khác.

Thế mix nhạc thì có liên quan gì đến kỹ thuật đánh bóng nhỉ? Xin thưa là chẳng liên quan. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, ta sẽ thấy có điểm tương đồng giữ người mix nhạc và người đánh bóng. Nếu như người mix nhạc tăng giảm các âm trầm, âm bổng, cường độ âm thì người đánh bóng lại linh hoạt phối hợp giữa hóa chất, phớt và tốc độ máy đánh.

Độ bóng của bề mặt sơn đượt hình thành từ việc “cắt phẳng” bề mặt. Bề mặt càng phẳng, nhẵn thì độ bóng càng cao. Sân chơi của người làm detailing sẽ là sự phối hợp hài hòa 3 yếu tố tác động đến độ bóng của sơn. Cụ thể là:

  1. Phớt: lựa chọn phớt có độ cứng/mềm phù hợp với mục đích. Phớt gồm có các loại cơ bản sau:
    • Lông cừu: thường có hai màu là trắng và tím/vàng. Loại màu trắng có độ cắt cao hơn còn loại tím/vàng có độ hoàn thiện tốt hơn
    • Microfiber: là phớt có mặt cắt làm từ sợi microfiber sẽ không để lại quầng xoáy khi đánh. Phớt microfiber cũng thường chỉ có 2 loại là cắt và đánh bóng.
    • Mút: được xem là có độ hoàn thiện tốt nhất và thường được sử dụng ở các bước sau nhiều. Phớt mút có khác nhiều màu tương ứng với độ cứng (aggressive) của phớt. Có thể có từ 5-8 cấp độ.

Trong ba hệ thống phớt đánh bóng này thì lông cừu luôn có độ cắt cao nhất nhưng độ hoàn thiện lại thấp nhất. Phớt mút có độ hoàn thiện khá cao nhưng thời gian cắt và khả năng cắt phẳng lại không so được với lông cừu. Còn microfiber là nhóm mới phát triển sau này, hài hòa độ cắt và hoàn thiện đồng thời xếp giữa nhóm lông cừu và phớt mút.

Việc sử dụng chuyên về một loại hệ thống phớt hoặc phối hợp nhiều loại là tùy thói quen, kỹ năng của từng người. Các “nghệ sĩ” chỉ cần nắm rõ độ mềm/cứng của từng loại sẽ dễ dàng lựa chọn cho mình một bản phối phù hợp.

  1. Hóa chất (xi đánh bóng): để cắt lỗi bề mặt sơn, xi đánh bóng phải có các hạt mài trong bên trong. Vì thế, cũng như giấy nhám, xi đánh bóng sẽ phân theo độ hạt để xác định độ thô/tinh của xi. Hệ thống độ hạt được dùng phổ biến ở Việt Nam theo chuẩn châu Âu là FEPA (Federation of European Producers of Abrasives) hay còn gọi là độ hạt “P” (ví dụ: P100, P240, P1000, P1500, P3000…). Độ hạt này áp dụng cho cả giấy nhám và xi. Tuy nhiên với xi đánh bóng, độ hạt tối thiểu là 1000. Cụ thể như sau:
    • Độ hạt 1000-1500: được gọi là compound, dịch nôm na là xi phát, bát phá. Thường dùng xử lý các vết xước sâu hoặc tình trạng sơn quá tệ.
    • Độ hạt 1500-2000: được gọi là hybrid compound, là nhóm lai giữa xi phá và xi bóng. Thường dùng sử lý các vết xước nhẹ, vừa phải hay xước mạng nhện, hologram.
    • Độ hạt trên 2000: được gọi là polish, hay ở ta gọi đơn giản là xi bóng. Dùng để hoàn thiện mặt sơn trước khi thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo

Độ hạt càng cao thì hạt mài càng mịn, độ hoàn thiện bề mặt cao nhưng khả năng cắt lại giảm và ngược lại.

Trong quá trình sử dụng, đối với các xe sẫm màu và không ánh kim thì rất cần thiết phải sử dụng các polish có độ hạt cao từ 3000 trở lên để có thể hoàn toàn xóa lỗi sơn.

  1. Tốc độ: tốc độ là một yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến việc đánh bóng. Tốc độ càng cao thì khả năng cắt càng nhanh do có sự gia tăng nhiệt (ma sát) nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro gây “cháy” sơn. Lựa chọn tốc độ đánh vừa phải sẽ giúp hoàn thiện mặt sơn mà hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Hầu hết các máy đánh bóng hiện nay đều có 6 cấp tốc độ chia làm hai nhóm là biến thiên vô cấp và hữu cấp. Với loại biến thiên hữu cấp người dùng sẽ điều chỉnh ở 6 cấp tốc độ từ 1 đến 6. Còn loại vô cấp thì thông qua điện trở người dùng có thể tăng giảm tốc độ khác linh hoạt như 1, 1.5,…4,5.5 và 6.

Theo lý thuyết, tốc độ tối đa trong giới hạn an toàn cho đánh bóng sơn là dưới 2000 vòng/phút. Tuy nhiên, hầu hết các máy đánh bóng (ngoại trừ Flex PE14-150) hiện nay trên thị trường là máy đánh bóng đa dụng để dùng cho nhiều mục đích đánh bóng như đánh bóng gỗ, đánh bóng sơn, đánh bóng kim loại… Vì thế tốc độ tối đa phổ biến ở các máy này là 3.000 vòng/phút. Người sử dụng cần lưu ý để khi sử dụng các máy này không tăng tốc độ đánh quá tốc độ 4 (xấp xỉ 2000 vòng/phút)

Tóm lại, theo tôi, đánh bóng là một nghệ thuật. Mỗi người thợ đánh bóng, bằng kinh nghiệm thói quen cũng như hiểu biết về hóa chất và dụng cụ sẽ có một sự kết hợp hài hoài giữa các yếu tố này và cho ra các tác phẩm đẹp. Sự kết hợp này sẽ chẳng ai giống ai vì thế hoàn toàn không có một công thức chung nào cho việc đánh bóng và cũng do vậy đây là sân chơi của những người thật sự đam mê. Nếu máy móc tuân theo các quy trình đánh bóng kiểu như bước 1, bước 2, bước 3… phải làm những gì thì bạn vẫn có kết quả vẫn khả quan, bắt măt. Nhưng, khó có thể đạt đến các mức độ cao để tạo sự khác biệc hoàn toàn. Tất cả những gì chúng ta cần là sự kiên nhẫn thực tập, chấp nhận thử và sài để tìm ra giải pháp hài hòa cho bản thân.

Chemical Guys Việt Nam

www.chemicalguysvietnam.com

 

Bạn đang xem: ĐÁNH BÓNG LÀ MỘT NGHỆ THUẬT?
Bài trước Bài sau
Danh sách so sánh

Giỏ hàng