CHEMICAL GUYS VIỆT NAM

CLOSE CELL HAY OPEN CELL

Admin Tuesday, 13 December, 2016
Bạn có biết mút đánh bóng (foam) gồm có hai loại là Close Cell và Open Cell? Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ bạn sẽ nhận được kết quả như mong muốn.

CLOSE CELL HAY OPEN CELL

Hệ thống phớt (pad) đánh bóng dạng mút có số lượng, chủng loại đa dạng nhất trong các loại phớt đánh bóng đồng thời cũng là hệ thống phớt được sử dụng phổ biết nhất hiện nay. Nhằm giúp mọi người hiểu thêm về phớt đánh bóng mút này, chúng tôi xin chia sẻ vài khái niệm.

Có rất nhiều loại pad đánh bóng trên thị trường và thật khó để lựa chọn loại pad phù hợp nếu bạn còn chưa quen với việc đánh bóng. Vì thế, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu các loại mút được dùng để chế tạo phớt đánh bóng.

Hiện nay có hai loại mút (foam) được dùng để chế tạo phớt đánh bóng là “open cell foam” và “close cell foam” tạm dịch là mút có cấu trúc mở/đóng.

Quan sát dưới kính hiển vi, phớt mút có cấu tạo như tổ ong, gồm nhiều khoang nhỏ bên trong. Các khoang càng nhỏ thì mật độ các khoang càng cao trên 1 đơn vị thể tích vì thế độ cứng của phớt càng cao.

Mút cấu trúc mở - Open Cell Foam

Là loại foam tạo thành từ các khoang mà vách không kín do đó chất lỏng hoặc khí có thể đi qua. Nó giống như khung cửa sổ không lắp kính hay quả bóng xì hơi.

Đặc điểm của mút cấu trúc mở:

  • Thấm hút nhiều hơn => chất đánh bóng sẽ bám sâu vào bên trong mút (phớt)
  • Xốp hơn, mềm hơn => độ bền mút (phớt) cao hơn
  • Ít gia tăng nhiệt khi đánh bóng (do chất lỏng và không khí có thể di chuyển qua phớt)

Mút cấu trúc đóng – Close Cell Foam

Là loại foam tạo thành từ các khoang và vách kín. Có thể hình dung như một cái hộp chứa đầy các quả bóng bơm căng.

Đặc điểm của mút cấu trúc đóng:

  • Chất lỏng và không khí khó/không thể di chuyển quả => làm gia tăng nhiệt độ khi đánh bóng, ít tốn xi (chất đánh bóng) hơn
  • Cứng, thô hơn => độ bền mút (phớt) ngắn, dễ hỏng, vỡ vụn
  • Gia tăng nhiệt khi đánh bóng

 

 

Cách phân biệt mút cấu trúc mở và đóng

Sẽ có nhiều bạn phân vân làm thế nào để biết phớt đánh bóng mình dùng hay sắp mua là cấu trúc mở hay đóng. Khi xé rách phớt bạn có thể quan sát được tuy nhiên việc này là không thể nếu bạn mua phớt mới. Còn nếu chỉ đơn thuần tin vào lời giới thiệu của nhân viên bán hàng thì cũng có vẻ phiêu lưu quá.

Chúng tôi xin chia sẻ một phương pháp khá hữu hiệu để phân biệt close cell và open cell là kề môi vào mép phớt và thổi nhè nhẹ. Nếu bạn thấy dường như hơi nóng có vẻ khó xuyên qua hay phản xạ nhẹ lại quanh môi thì đó là close cell. Ngược lại là open cell.

Ứng dụng close cell và open cell

Tùy vào từng loại sơn, tình huống, mục đích và kết quả muốn có, bạn có thể lựa chọn close cell hay open cell và không có công thức chung cho việc này. Tuy nhiên dựa vào đặc tính của close cell và open cell chúng tôi có một vài ghi chú sau:

  • Đối với sơn cứng (hard clear coat): nên dùng close cell cho bước đánh phá xước bề mặt vì độ cứng và khả năng tăng nhiệt khi đánh bóng sẽ giúp xử lý xước bề mặt nhanh hơn. Hoàn thiện lại bề mặt với open cell và các polish.
  • Đối với sơn mềm (soft clear coat): có thể sử dụng cả open cell và close cell có mật độ thấp (density)
  • Đối với sơn dính (sticky paint): nên sử dụng open cell để giảm tốt đa nhiệt khi đánh bóng.

-------------------------------

GRIFFIN CAR CARE

www.griffincarcare.com

Bạn đang xem: CLOSE CELL HAY OPEN CELL
Bài trước Bài sau
Danh sách so sánh

Giỏ hàng